Video clip của Pháp Sư
Các bài viết của Pháp Sư
Video clip tham khảo
Đá quý phong thuỷ
Dịch học
Dự đoán số mệnh qua tên
Dự đoán tổng hợp
Hoành phi câu đối
Kê Túc (Xem chân gà)
Nhân tướng học
Nghi lễ dâng hương
Nhìn người đoán bệnh
Pháp khí phong thủy
Phép cân xương tính số
Phép đo tay tính số
Phép giải mộng
Phép xem chỉ tay
Phong Thủy
Phong Thủy Tổng Hợp
Phù Lưu Diệp
So tuổi vợ chồng
Tìm mộ liệt sĩ
Tín ngưỡng Phật giáo
Tổng hợp Văn khấn
Tử vi
Tứ trụ
Xem chữ kí
Xem giờ sinh và đặt tên cho con
Xem ngày lành tháng tốt
Xem sao và cách giải hạn
Xem tướng tay và chân
Tài liệu tham khảo
bambu advert
https://bambufit.vn
Phần mềm quản lý phòng khám Nha khoa Online
https://bambufit.vn
Phần mềm quản lý phòng khám Nha khoa Online
Nội dung của thuyết Âm Dương ngũ hành 10/8/2011 4:09:45 PM (GMT+7)

Theo cổ nhân Trung Hoa, lúc đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn, không có hình dạng rõ ràng được gọi là thời Hỗn mạng. Trong sư Hỗn mạng đó, bàng bạc cái lẽ vô linh linh diệu gọi là Thái cực. ( Sở dĩ gọi là Thái cực.

         Theo cổ nhân Trung Hoa, lúc đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn, không có hình dạng rõ ràng được gọi là thời Hỗn mạng. Trong sư Hỗn mạng đó, bàng bạc cái lẽ vô linh linh diệu gọi là Thái cực. ( Sở dĩ gọi là Thái cực. ( Sở dĩ gọi là Thái cực vì nó huyền bí và vô tận nên không thể xác định rõ ban thế cuả nó ra sao). 
Tuy nhiên, dẫu không biết được chân tính và chân chất của cái lẽ Thái cực huyền vì song ta có thể dựa vào sự quan sát về tính cách biến hoá của vạn vật mà suy ra được cái đông thể của Thái cực. Căn bản của sự chuyển biến hoá được biểu lộ bằng hai trạng thái tương phản là Động và Tĩnh. Động gọi là Dương, Tĩnh gọi là Âm. Dương lên đến cực độ thì lại biến ra Dương. Hai cái trạng thái tương đối của cái Bản thể nguyên khởi duy nhất ( Thái cực ) cứ tiếp diễn mãi, điều hợp với nhau, sinh sinh hoá hoá không ngừng mà sinh ra Trời, Đất, Người cùng vạn vật. Vì Âm Dương phối hợp, đun đẩy lẫn nhau chuyển hoá thành thiên hình vạn trạng). 

Theo cổ nhân, mỗi chu trình gồm bốn giai đoạn : 

a ) Nguyên : Khởi đầu của sự biến hoá   
b ) Hạnh : Sự thông đạt , hội hợp các thành tố   
c ) Lợi : Sự thỏa đáng các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng   
d ) Trinh : Sự thành tựu chung cuộc của một chu trình sinh ra sự vật 
Biến hoá là ngoại biểu của Thái cực mà đạo Dịch căn cứ trên sự biến hoá của vũ trụ và vạn vật. Do đó, Kinh Dịch mô tả diễn trình chuyển hoá (Dịch) một cách khái quát như sau : 
“ Dịch hữu Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái sinh Ngũ hành : Đạo Dịch có nguồn gốc là Thái cực, Thái cực sinh ra hai Nghi ( Âm và Dương ) hai Nghi sinh ra bốn Tượng (bốn trạng thái tượng trưng bằng bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông ) bốn tượng sinh ra tám Quẻ ( Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài ) tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Nú, Nước, Đất ) tám Quẻ sinh ra năm Hành ( năm loại nguyên tố cấu tạo ra vạn vật hữu hình Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ). 
Khởi đầu của sự biến hoá rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hoá dần dần để thành ra phồn tạp. Vì Âm Dương là hai thành tố đầu tiên của vũ trụ, nên được Kinh Dịch chọn là biểu tượng căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản : 
a ) Vạch liên tục      tượng trưng cho Dương      
b ) Vạch gián đoạn  ( -  - ) tượng trưng cho Âm 
Trong phép biến đổi hoá để sinh ra Bát quái, hai vạch tượng trưng cho Âm Dương lần lượt chồng chất lên nhau theo nền tảng tam tài mà thành ra tám Quẻ căn bản với hình dạng và ý nghĩa tượng trưng sau đây : 
1 - Kiền      tượng trưng cho Trời      
2 - Đoài    tượng trưng cho Đầm , Ao           
3 - Ly      tượng trưng cho Lửa 
4 - Chấn      tượng trưng cho Sấm      
5 - Tốn      tượng trưng cho Gió      
6 - Cấn      tượng trưng cho Núi      
7 - Khảm      tượng trưng cho Nước      
8 - Khôn      tượng trưng cho Đất 
Đó là tám Quẻ nguyên thủy gọi là “ Tiên thiên Bát quái “ do vua Phục Hy ( 4477 - 4363 ) trước Tây lịch vạch ra để giải thích cái lẽ Âm Dương biến hoá của Thái cực. Về sau vua Hạ Vũ (2205 - 2163 trước Tây lịch) đặt ra Cửu trù ( chín pháp lớn ) phối hợp với Bát quái và tính cái số của Ngũ hành trong việc giải thích lẽ biến hoá của vũ trụ và vạn vật. 
Tới đời Tây Chu, vua Văn Vương, trong thời gian bị giam ở ngục Dũ Lý ( khoảng thế kỷ 11 trước Tây lịch ) đã dành thì giờ nhàn rỗi diễn lại các quẻ tiên thiên Bát quái của Phục Hy thành tám quẻ, Bát quái mới gọi là hậu thiên Bát quái với các ý nghĩa thiên về nhân sự để dùng vào việc bói toán và suy gẫm việc ngườ . Con Văn Vương là Chu Công Đán về sau có giải thích thêm đôi chút về ý nghĩa và công dụng của kẻ Bát quái, nhưng rất ngắn và mơ hồ, chỉ có các kẻ có thiên tư đặc biệt tâm truyền mới có ánh mắt hiểu được. Tình trạng của Dịch lý từ thượng cổ đến trước khi Khổng Tử ra đời chỉ có như thế mà thôi. 
Đến đời Đông Chu, Khổng Tử ( 511 - 478 trước Tây lịch ) đem kiến giảu cảu mình bổ xung vào các điều truyền lại của Dịch lý đời Chu, san định lại và viết thành Kinh Dịch trong đó bao gồm cả Âm Dương, Bát quái và Ngũ hành. 
Căn cứ theo ý nghĩa thông thường, cổ nhân gán cho Âm Dương Ngũ hành, các ý nghĩa tượng trưng sau đây :   
Dương : Tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng, sinh động, cứng cát, ban ngày, đàn ông …..   
Âm : Tượng trưng cho mặt trăng, tối tăm, nguội lạnh, bất động, mềm nhão, ban đêm, đàn bà ….   
Kim : Vàng, bạc, hiểu rộng ra là tất cả các chất kim thuộc   
Mộc : Cây trong rừng, nói tổng quát ra là mọi thực vật trên mặt đất   
Thủy : Nước và nói rộng ra là các chất lỏng   
Hỏa : Lửa, hơi ấm   
Thổ : Đất đá, nói chung Thổ bao gồm mọi loại khoáng chất trừ kim loại 
Về phương diện siêu hình. Âm Dương không phải là cái khí vật chất hữu hình hữu thể mà chỉ là biểu thị tượng trưng cho hai trạng thái tương đối, mâu thuẫn như nóng lạnh, sáng với tối, cứng với mềm, sinh với diệt, khoẻ với yếu …. 
Về phương diện ý nghĩa siêu hình của Ngũ hành, ta cũng đi đến kết quả tương tự Kim, Mộc, Thủy, Hoả, ngoài tìm cách vật chất của nó kể trên có một ý nghĩa tượng trương có tính cách tương sinh tương khắc trong sự biến hoá của muôn vật diễn ra hàng ngày trước mắt.      
Trong tướng học, người ta rất chú trọng đến Ngũ hành và thường hiểu Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ theo cả hai ý của văn tự từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng. 

Các tin khác
Kiến thức cơ bản về phong thuỷ trong nhà ở Thiết kế sân vườn theo Phong thủy Làm nhà theo phong thủy Sắp xếp phương vị theo phong thuỷ Nhà tụ khí,nhà tán khí Phong thuỷ sân phơi Phong thủy tường rào quanh nhà Phong thủy cho hành lang nhà Chọn hướng cửa cho ngôi nhà Nhà nhiều cửa
Giỏ hàng
Hỗ trợ trực tuyến
Pháp Sư Trần Ngọc Kiệm 0913290384
Thầy Tạ Minh Tuấn 0939965885
Sản phẩm mới
Thống kê
1,455
Đang xem
8,217,682
Lượt truy cập

THẠCH ANH TÍM THẦN QUY TRẤN YỂM CÁC LỖI PHONG THUỶ TRỤ THẠCH ANH CẦU ĐÁ PHONG THỦY


Copyright © 2011 PhucLaiThanh.com - Thiết kế và phát triển bởi Bambu®