20 cách khi xem chân gà
8/5/2013 1:16:51 PM (GMT+7)
1- Tứ hỷ cách
Cách này là cả 3 ngón cùng thẳng lên, hình như không dựa vào nhau, không dính vào nhau, không rối ngoặc vào nhau, có màu sắc tươi tỉnh, đó là biểu tượng hoà hợp, đều đại cát vậy
1- Tứ hỷ cách
Cách này là cả 3 ngón cùng thẳng lên, hình như không dựa vào nhau, không dính vào nhau, không rối ngoặc vào nhau, có màu sắc tươi tỉnh, đó là biểu tượng hoà hợp, đều đại cát vậy.
2- Kê ba cách
Là kiểu ba đầu ngón (của ngón trong, ngón cái và ngón ngoài) đều thứ tự gối đầu ngón vào nhau và cùng dựa vào nhau, giống như hình 3 người cùng cúi theo 1 chiều, mà cùng vẫy vời và đều có sắc tươi tỉnh, ấy là cách một nhà vui vẻ.
3- Phù cái cách
Kiểu này là: ở giữa cung ly (cung ly ở đầu ngón cái) với cung chấn và tốn như ghé vào hôn nhau, nhưng cung khảm và cung cấn lại không dính vào nhau (hơi xa cách bỏ trống) và có hỷ sắc (ở cung tốn tươi vui) ấy là biểu tượng: "Cầm giáo nhọn bền vậy, nếu ngón trong và ngoài đều như vậy là: cách nội ngoại phù cái".
4- Ủ cái cách
Kiểu này: ở đầu ngón cái co rụt, có sắc ủ rũ, đó là biểu tượng chủ sẽ chuyên tay biến chuyển (có biến cố tráo trở).
5- Tinh cái cách
Kiểu này có ba dóng của ngón trong cùng ghé vào ngón cái chút ít và như sợ hãi phải cúi theo, như cùng cúi vái chào, ấy là biểu tượng: "Lục khuyến" (là 6 đốt thúc đẩy nhau) nếu ngón trong và ngón ngoài đều như vậy, gọi là: "Cách dựa cái" (dựa vào ngón cái).
6- Nội náu cách
Kiểu này: Cung tốn ghé cúi vào cung ly, ly che dấu cho cung tốn, ấy là cách ẩn nấp, như vậy là mọi sự phải dè chừng nếu ngón ngoài ẩn nấp cũng vậy, gọi là "Cách ẩn nấp".
7- Nội ngăn cách
Là kiểu: ở giữa cung Tốn và cung cấn có ghé dính vào ngón giữa (ngón cái) nhưng cung trung không ghé dính gì với cung chấn, mà ở đầu cung tốn lại chọc vào cung ly, đó gọi là: "Kéo ngăn quá cái" ấy là biểu tượng mọi sự có trở ngại, không nên làm ẩy phải dè giặt.
8- Ngoại dương cách
(Còn gọi là ngoại ra tứ, nghĩa là ngoài uốn éo)
Kiểu này: ba dóng của ngón ngoài và ba dóng của ngón cái quay ngược nhau và chẳng quay vào ngón cái một chút nào.
Quẻ này nếu đem về: cầu quan, cầu tài, cầu hôn nhân là tối kỵ, nếu làm 3 việc trên đều chẳng đạt mà còn có hại.
9- Bổng cun cách
Kiểu này là: có ngón cun cúi xuống, chỏ vào cung khôn hay cung đoài như đóng cửa ngăn ngại, nếu ở ngón cái tươi, các điểm có kỷ sắc là có sự vui mừng, nếu ngón cái co rụt lại và cúi xuống là điểm độc dữ !
Nếu thấy bổng cun tươi cái mà xem về bệnh tật thì lại càng kỵ (độc), nếu bổng cun, cùng bổng cái thì đoán như vậy !
10- Liệp cun cách
Kiểu này: có ngón út dẵm séo lên và vượt qua, thấy ngón út đè lên các cung: càn, khảm, cấn, đó là biểu tượng phải trì hoãn sự việc lại.
11- Ngôi cái cách
Kiểu này giống như núi đá lởm chởm gập gềnh, nó là ngón cái cao cất bổng mặt, đó là biểu tượng không hy vọng, còn chơi vơi, không chắc được việc.
12- Nội nghịch cáu cách
Kiểu này có ngón trong xông ra ngoài, bỏ rời ngón cái, mà cúi xuống, thấy rõ ở bên phải đầu ngón cái (chỗ cung ly), đó là mình đi tìm người khác, nếu ở chỗ đằng sau lưng có tươi là điềm mừng.
13- Ngoại quá cách
Là kiểu: ngón ngoài xông ra, rời ngón cái, cúi xuống dưới, thể hiện ở bên trái đầu ngón ấy là người ta tìm mình, như vậy phải nên đề phòng.
14- Máy động cách
Các đốt dưới của cả 3 ngón chằng dính liền nhau, mà ở đầu cung tốn lại tiếp giáp với cung ly, giống như gốc cây rưa tiếp nhận mũi tên (hoặc như mũi tên chọc vào cung ly), mà ngón cái lại gần tiểu chỉ (cun) ở cung ly ấy, vậy phải dựa vào bát quái mà xem, nếu ngón trong và ngón ngoài đều như thế, thì gọi là: "Cách cặp cổ" cách này tối độc.
15- Động đẵn cách
Là kiểu cung Ly ủ rũ co gục xuống, mà ngón có cung tốn lại vươn lên cao hơn, như lưỡi dao chặt lưng từ nửa cung ly trở xuống, coi đó là biểu tượng chủ nhà có sự canh cánh bên lòng và phải xem ngón cun chỉ vào cung nào, rồi dựa vào bát quái mà đoán. (Dù ngón trong hay ngón ngoài mà đều như vậy thì cũng cùng một phép đoán).
16- Ngoại hơn tứ cách
Kiểu này, còn gọi là thắng phụ chi hình, tức là thấy các cung: tốn, ly, khôn tranh nhau, cung ly lại cúi xuống, coi đó là: sẽ có sự đánh nhau, kiện nhau. Nếu tốn cao hơn khôn ấy là: "Nội hơn tứ cách". Khôn cao hơn tốn ấy là: "Ngoại hơn tứ cách".
17- Đề cái cách
Đầu cung ly co cúi, đầu khôn che dấu ở trên đầu cung ly, đó gọi là "Ngoại đè cái" (ngón ngoài đè trên cái), nếu ngón trong đè cái tất có loạn từ trong loạn ra ngoài đè cái hằn có biến bên ngoài vào (loạn từ ngoài tới).
18- Thức hầu cách
Đầu cung tốn sung chọc lại cung ly, ly cúi xuống dưới, ngón trong đè ngón cái, ngón ngoài vượt qua chèn ngón khác, đó là biểu hiện: "Bức gia" là nhà bị chèn ép.
19- Vãn nội cách
Ngón út chỉ bên tả, ấy là kéo ngón trong chỉ vào cung cấn dần, ấy là biểu hiện kho vựa bị tuôn ra (mọi sự độc). Nếu ngón út chỉ ngoài là "Vãn ngoại cách" cách này là tốt lành.
20- Tươi cái cách
Thấy đầu ngón cái ngay thẳng ống, có vẻ sắc tươi tỉnh, không ủ rũ co rụt lại, coi đó là được đại cát, cũng như vậy mà hung huyết không phạm, đó gọi là "Cách tươi cái".
Pháp sư Trần Ngọc Kiệm
Các tin khác